Bơi lội là một trong những bộ môn thể thao được các chuyên gia sức khỏe cũng như bác sĩ khuyến khích tham gia rèn luyện sức khỏe. Một bộ môn có thể sử dụng được tất cả các nhóm cơ chính trên cơ thể. Chẳng hạn như: Cơ bụng, cơ đùi, cơ đầu gối hay các bắp thịt cũng sẽ tham gia vào quá trình hoạt động khi bạn bơi. Hãy thử thay đổi các cách bơi khác nhau để đỡ cảm thấy nhàm chán và tận dụng tối đa nhất những nhóm cơ. Tuy nhiên với những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh khớp và thoát vị đĩa đệm khi tham gia bơi lội cần chú ý những điều sau. Hãy cùng CAE tìm hiểu đó là những chú ý gì nhé!
Đánh giá của chuyên gia
Bơi lội ngày hè rất tốt cho sức khỏe; nhất là với những người mắc bệnh lý về khớp. Vậy nhưng bơi cần phải đúng cách và để tránh hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, bơi lội được đánh giá là môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp; phòng chống bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, việc bơi lội thường xuyên, đúng cách sẽ kiềm chế quá trình thoái hóa ở khớp, làm mạnh xương khớp. Từ đó, phòng tránh các bệnh đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm rất tốt.
Trong khi bơi đòi hỏi cả cơ thể phải tham gia tập luyện từ vùng cơ bụng, cơ đùi, đầu gối, cơ tay, dây chằng… Tuy nhiên, không phải bơi thế nào cũng tốt cho những người bị bệnh lý xương khớp, thoát vị đĩa đệm…
Chia sẻ về điều này, thầy Điền Đức Dũng – Trung tâm Dạy bơi Hà Nội (Nguyễn Chí Thanh- Hà Nội) cho biết, ở lứa tuổi nào bơi cũng rất tốt cho sức khỏe; chỉ là bơi bao nhiêu và thời gian như thế nào. Đối với những người mắc tim mạch, bệnh lý xương khớp; thoát vị đĩa đệm trước khi áp dụng biện pháp bơi lội giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây nên; cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để xem tình trạng sức khỏe của mình có nên đi bơi hay không.
Lựa chọn kiểu bơi cho phù hợp
Bên cạnh đó, bạn nên đến thầy dậy bơi để được tư vấn cho mình kiểu bơi phù hợp với tình trạng bệnh đang mắc phải. Vì bơi lội là môn thể thao vận động toàn diện đòi hỏi tới thể lực; sức mạnh vùng cơ cùng sự kéo dãn của cột sống.
Khi bị xương khớp, thoát vị đĩa đệm… nếu chọn các kiểu bơi phù hợp hay bơi gắng sức; sai động tác cũng dễ khiến cho tình trạng của mình nặng nề thêm.
Người bệnh cần phải thực sự lưu ý những điều sau
Cường độ và bài tập thích hợp
Người bị thoát vị đĩa đệm, xương khớp nên tránh hoạt động chân quá nhiều. Không nên chọn những bài tập bơi ếch mà chỉ bơi sải, bơi ngửa; bơi bướm là tốt nhất vì bơi ếch sẽ dồn lực vào đùi, tác động lên phần hông. Những người bị thoát vị đĩa đệm dùng quá nhiều sức lực sẽ khiến các cơ thêm đau nhức. Đặc biệt là khi mọi người lại bơi trong thời gian dài.
Bơi sải là kỹ thuật bơi đường thẳng, vươn người về phía trước không chịu trọng lực; nên khi bơi sẽ rất thoải mái cho xương khớp. Phương pháp này sẽ khiến bạn dễ chịu, chứa ít nguy cơ chấn thương nhất.
Nên khởi động làm ấm người trước khi xuống nước thật kỹ để cơ thể có thể thích nghi với môi trường nước. Tránh tình trạng thay đổi đột ngột dẫn tới nhiều biến chứng hay tình trạng bị co cơ, chuột rút khi đang bơi.
Thời gian bơi
Thời điểm bơi tốt nhất là vào buổi sáng và chiều thích hợp nhất nên chọn từ 5 giờ chiều trở đi. Tuyệt đối không bơi lúc giữa trưa hay khi vừa ăn no. Ngược lại cũng không nên bơi khi bạn quá đói. Theo các nhà nghiên cứu khi bơi, toàn bộ cơ thể sẽ phải vận động vì vậy sẽ tiêu thụ khoảng 800 calo/giờ. Tốt nhất chỉ nên xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.
Khoảng thời gian bơi lý tưởng là 30 – 45 phút mỗi ngày và tập luyện đều đặn. Tránh tình trạng “no dồn đói ép”. Khi bơi nên tập cường độ vừa phải, tránh gắng sức quá. Không bơi khi vừa đi nắng về, khi lao động vất vả, khi cơ thể quá mệt mỏi…
Trong khi bơi cần chú ý đến tình trạng của cơ thể. Nếu thấy chóng mặt hoặc tê chân tay nhiều cần dừng lại, nhanh chóng lên bờ.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài bơi lội thì những người bị bệnh lý xương khớp, thoát vị đĩa đệm; có thể kết hợp một số bài tập khác như treo xà, tập các bài tập trị liệu với tần suất vừa phải và theo hướng dẫn của kỹ thuật viên sẽ giúp cho tình trạng bệnh cải thiện; giảm tần suất tái phát của bệnh.
Hiệu quả mang lại
Bơi lội là một dạng tập chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối. Và các nhóm cơ khi tham gia các hoạt động mạnh khác. Các chuyên gia về sức khoẻ còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn; có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mãn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để giảm đau.
Không chỉ vậy, bơi lội thường xuyên còn giúp phòng trị mất ngủ hoặc chứng suy nhược thần kinh. Do nước có hiệu năng massage tự nhiên đối với cơ thể, bơi là vận động toàn thân; thúc đẩy thần kinh đại não, tuần hoàn máu, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết; công năng cơ quan nội tạng được cải thiện và đề cao. Vì thế có tác dụng hữu hiệu đối với người mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh.
Nguồn: Giadinh.net.vn