Bóng đá Futsal những kỹ thuật cơ bản
“Bóng đá với tôi là niềm đam mê, nó luôn mang lại niềm vui cho tôi mỗi ngày.
Cuộc sống dù có khó khăn vất vả thậm chí bế tắc thì hãy đừng bỏ cuộc các bạn nhé. Bởi vì xung quanh chúng ta có nhiều điều thú vị, những hành trình đang chờ chúng ta khám phá”.(BLV Lê Quân)
Từ câu nói của BLV bóng đá Lê Quân, chúng ta phần nào thấy được sự cuốn hút của trái bóng tròn. Trái bóng nhỏ bé đã lăn vào hàng triệu con tim trên thế giới. Đặc biệt đây là môn thể thao được mệnh danh là vua. Nó có mãnh lực kết nối hàng triệu con người dù họ khác nhau về sắc tộc, tôn giáo, chính trị. Trong một trận bóng, họ có thể bỏ qua hết thù hận. Họ cùng nhau chia sẻ niềm đam mê cùng đội nhà.
Bao thế hệ trẻ nối tiếp tập luyện với lòng say mê tâm huyết. Từ bóng đá ngoài sân cỏ đến bóng đá trong nhà,… đều có vị thế riêng của mình. Để luyện tập nhiều người đã chọn Futsal để bắt đầu cho niềm đam mê của mình. Vậy bóng đá Futsal cần những kỹ thuật cơ bản nào? Có khác gì với bóng đá ngoài trời hay không? Hôm nay cae cùng các bạn sẽ tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tập nhận bóng – Đỡ bóng trong bóng đá Futsal cơ bản
Tìm một bức tường rộng bằng gạch hay bê tông. Đá quả bóng đập vào tường ở vị trí cách mặt đất khoảng 1m. Khi bóng bật ngược trở lại thì bạn giơ chân lên để bóng đập vào chân và rơi xuống đất. Thực hiện bài tập này 10 phút mỗi ngày.
Đỡ bóng (nhận bóng) là một kỹ thuật quan trọng trong bóng đá. Bạn nhớ không được đá quả bóng, mà chỉ giơ bàn chân lên vị trí bạn đoán bóng sẽ bật trở lại để nó tự động đập vào chân bạn. Khi muốn chặn bóng đang lăn trên mặt đất, hãy đặt chân lên bóng để giữ nó lại.
Với mỗi bài tập bạn nên bắt đầu ở vị trí gần tường. Bạn sẽ lùi xa dần khi bắt đầu có cảm giác bóng tốt hơn. Đến khi hoàn thành bài tập thì bạn phải đứng cách tường tối thiểu 10m.
Tâng bóng trong Futsal
Ngay cả cầu thủ giỏi nhất cũng phải mất nhiều năm luyện tập mới có thể tâng bóng thành thạo. Tuy nhiên, đó là cách rất tốt để tập thao tác với bóng và nâng cao khả năng phối hợp giữa chân và mắt. Đặt bóng trên mu bàn chân sao cho nó không rơi xuống, sau đó đá chân để quả bóng bay lên. Khi bóng rơi xuống thì bạn đá nó bay ngược lên bằng chân kia. Tâng bóng giúp tăng khả năng cảm giác bóng và xử lý bóng bổng
Nhớ đá quả bóng tại vị trí chính giữa mu bàn chân. Nếu bóng tiếp xúc với chân sai vị trí, nó có thể bay vào mặt bạn hoặc bay ra phía đối diện. Mục đích là giữ quả bóng nằm cách cơ thể khoảng 30cm. Để bóng không bay ra xa, bạn nên gập đầu gối cao lên khi đá bóng. Duỗi thẳng chân sẽ khiến bóng bay ra xa. Thực hiện bài tập này tối thiểu 10 phút mỗi ngày. Ban đầu thường bạn chỉ tung hứng được 1-2 cái. Hãy tiếp tục cố gắng thì kỹ năng của bạn sẽ cải thiện dần. Cố gắng chạm được bóng ít nhất 10 lần trước khi ngừng bài tập.
Bài tập rê dắt bóng của bóng đá trong nhà
Tìm một không gian thoáng với mặt nền tốt, hoặc sử dụng cái sân sau nhà. Tập đá nhẹ vào bóng dể dẫn bóng đi quanh chu vi sân. Trước khi dẫn bóng đi, bạn nhớ đứng trên phần đầu bàn chân (không đứng trên gót chân). Bạn nên dùng lực đá nhẹ để mỗi cú chạm chỉ đưa bóng đi khoảng 30-60cm. Thực hiện bài tập này 10 phút hoặc đến khi bạn đã dẫn bóng quanh sân vài lần. Tập rê bóng (dẫn bóng) bằng lòng và bằng má (Ảnh sưu tầm) Mặc dù cầu thủ thường dùng cả hai chân đá bóng nhưng họ sẽ chọn một chân làm chân đá chính. Đó thường là chân thuận, nghĩa là chân nằm cùng bên với tay thuận (thuận tay phải thì dùng chân phải v.v….).
Bài tập này sẽ giúp bạn nhận ra chân nào là chân chính để đá bóng. Chân không thuận sẽ được dùng làm chân trụ để giữ cân bằng cơ thể. Khi đang rê bóng thì bạn phải giữ chân không thuận nằm tương đối gần với cơ thể, nếu không bạn có thể vô tình đá bóng đi xa hơn dự tính. Khi kỹ năng rê bóng thuần thục hơn thì bạn cố gắng nhìn lên trên. Bạn thường có khuynh hướng nhìn bóng khi đang rê dắt, nhưng trọng trận đấu thì bạn phải nhìn về phía trước và nhìn xung quanh. Có khả năng bạn sẽ vấp vào bóng và ngã, nhưng theo thời gian bạn sẽ quen dần với việc không nhìn xuống bóng.
Rê bóng quanh chướng ngại vật là bài tập không thể bỏ qua trong bóng đá Futsal cơ bản
Tìm một bộ côn chiến thuật và xếp chúng thành đường thẳng, mỗi cái cách nhau tối thiểu 1m. Bắt đầu rê bóng quanh các chướng ngại vật. Nếu côn nằm bên trái thì bạn dùng má trong chân phải đá nhẹ vào bóng. Đá đủ mạnh để bóng lăn về bên trái của côn tiếp theo. Nếu chướng ngại vật nằm bên phải thì bạn dùng má ngoài chân phải đá nhẹ vào bóng. Đảm bảo bóng lăn về bên phải của côn tiếp theo. Rê bóng với chướng ngại vật sẽ giúp dẫn bóng uyển chuyển hơn
Các hướng dẫn này cũng tương tự cho người dùng chân trái đá bóng, chỉ khác ở chỗ bạn sẽ dùng má chân khác để đá. Ví dụ, nếu chướng ngại vật nằm bên trái thì dùng má ngoài chân trái để đá. Nếu chướng ngại vật nằm bên phải thì dùng má trong chân trái để đá. Bạn cũng cần luyện tập với chân không thuận. Đó là cách để bạn có thể kiểm soát bóng bằng cả hai chân. Sau khi đan bóng qua đường thẳng các côn chiến thuật, bạn có thể thay đổi vị trí đặt côn. Đặt chúng theo hình chữ chi hay đặt ở các vị trí ngẫu nhiên trên sân.
Bài tập điều chỉnh bóng đi theo các hướng khác nhau trong bóng đá Futsal
Mặc dù bạn có thể rê bóng về bên trái hay bên phải, nhưng bạn không thể ngoặt bóng quá gắt nếu chỉ dùng mu bàn chân. Đây là lúc bạn phải dùng má bàn chân. Ban đầu bạn sẽ rê bóng bình thường khoảng 3 mét. Khi vận tốc đủ nhanh thì bạn vượt lên trước bóng một chút và dùng chân thuận làm chân trụ để chặn bóng lại, khi đó nó sẽ bật lại theo hướng bạn muốn. Ngoặt bóng (đổi hướng) là kỹ thuật qua người rất hiệu quả
Hướng bạn muốn xoay bóng sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt chân. Ví dụ, giả sử bạn dùng chân phải để đá bóng, bạn sẽ chặn bóng bằng má trong bàn chân để rẽ bóng về bên trái, và dùng má ngoài bàn chân để rẽ về bên phải. Nếu bạn dùng chân trái để đá bóng, bạn sẽ chặn bóng bằng má ngoài bàn chân để rẽ bóng về bên trái, và dùng má trong bàn chân để rẽ về bên phải. Nếu bạn chỉ muốn thay đổi đường đi của bóng thì chặn bóng lại và giữ vững chân. Nếu bạn muốn thay đổi lớn hướng đi của bóng thì dùng chân cản bóng đồng thời đá nhẹ theo hướng bạn muốn bóng di chuyển.
Nguồn thethaophui.vn