Kỹ thuật bắt bóng trong rổ cơ bản cho người chơi

Mất:6 phút, 47 giây để đọc

Kỹ thuật bắt bóng trong bóng rổ là người chơi nhận bóng từ đồng đội và cầm chắc quả bóng trong tay, sau đó thực hiện các động tác tiếp theo như rê bóng, chuyền và sút. Nhận bóng là bước đầu tiên để thực hiện các hành động tiếp theo (chẳng hạn như chuyền, lừa bóng và sút). Vì vậy, cấu trúc của động tác bắt bóng phải chính xác để động tác tiếp theo được thực hiện dễ dàng và thuận lợi. Nếu cầu thủ không bắt bóng tốt sẽ mất cơ hội tấn công, đối phương đón được bóng sẽ bị phản công.

Kỹ thuật bắt bóng trong rổ

Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, trong đó hai đội, thường gồm năm cầu thủ, đối đầu nhau trên một sân hình chữ nhật, cạnh tranh với mục tiêu chính của ném một quả bóng (đường kính khoảng 9,4 inch (24 cm) qua vòng đai của rổ (đường kính 18 inch (46 cm) cao 10 foot (3,048 m) được gắn trên một tấm bảng ở mỗi đầu của sân) trong khi ngăn chặn đội đối phương làm điều tương tự vào rổ của phe mình.

Kỹ thuật bắt bóng trong rổ

Một cú ném rổ gần trong phạm vi quy định có giá trị hai điểm. Còn cú ném rổ được thực hiện từ phía sau vạch ba điểm sẽ có giá trị ba điểm. Sau khi phạm lỗi, thời gian dừng chơi và người chơi bị phạm lỗi hoặc được chỉ định để ném phạm lỗi kỹ thuật được cung cấp một hoặc nhiều cú ném phạt một điểm. Đội nào có nhiều điểm nhất vào cuối trận sẽ thắng, nhưng nếu trận đấu kết thúc với số điểm hòa, thì một khoảng thời gian chơi bổ sung (thêm giờ) là bắt buộc.

Bắt bóng là một động tác mà nhờ nó vận động viên có thể kiểm soát bóng một cách chắc chắn. Và áp dụng những động tác tấn công có bóng tiếp theo.

Bắt bóng là động tác ban đầu để tiến hành các động tác tiếp theo như chuyền bóng, dẫn bóng, ném rổ. Do vậy mà cấu trúc nguyên lý. Động tác bắt bóng phải đảm bảo đúng để có thể thực hiện các động tác tiếp theo dễ dàng và thuận lợi. Nếu cầu thủ bắt bóng không tốt thì sẽ mất cơ hội tấn công. Và đối phương bắt được bóng thì sẽ bị phản công ngược lại.

Đặc điểm của bắt bóng

Tùy thuộc vào vị trí di chuyển, chiều cao của cầu thủ trên sân và tốc độ bay của bóng. Mà chúng ta nên sử dụng các kỹ thuật bắt bóng khác nhau. Trong bóng rổ có 2 cách bắt bóng cơ bản như sau:

  • Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay
  • Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay

Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay

Đặc điểm

– Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay trong bóng rổ là động tác được sử dụng rất nhiều trong thi đấu.

– Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay giúp cầu thủ có thể bắt bóng. Từ mọi hướng đến khác nhau một cách cơ bản và dễ dàng, tiện lợi cho việc thực hiện các động tác tiếp theo trong phạm vi bắt bóng hẹp.

Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay

>> Xem thêm tại Kỹ năng chơi bóng rổ

Cách thực hiện

Bước 1 – Tư thế bắt bóng bằng 2 tay

  • Hai chân đứng song song hoặc 1 chân trước 1 chân sau
  • Chân sau rộng bằng vai, gối khụy, thân trên quay về hướng bóng

Bước 2 – Động tác bắt bóng bằng 2 tay

  • Khi bắt bóng thì 2 tay đưa thẳng về hướng bóng đến
  • Các ngón tay thả lỏng tự nhiên, hình thành như chiếc phễu
  • Khoảng cách giữa 2 tay nhỏ hơn đường kính của bóng, 2 ngón tay cái tạo thành chữ A
  • Bộ phận tiếp xúc đầu tiên là các ngón tay
  • Hoãn xung bóng và đưa bóng vào 2 lòng bàn tay
  • Khép cổ tay vào gần nhau, 2 tay gập lại ở khớp khủy kéo về ngực để bảo vệ ngực

Bước 3 – Kết thúc bắt bóng bằng 2 tay

  • Giữ chặt bóng và thực hiện động tác tiếp théo

Đây là những bước thực hiện kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay cơ bản mà bạn chơi rổ nào cũng cần thực hiện được. Để thực hiện tốt kỹ thuật thì các em học viên cần chăm chỉ thực hành nhiều nhé.

Những sai lầm

– Sai lầm 1: Bắt bóng bị bật khỏi tay.

+ Cách sửa sai 1: Hai bàn tay thả lỏng, các ngón tay xòe tự nhiên thành hình túi. Khi bóng tới phải chủ động bắt bóng và hoãn xung.

– Sai lầm 2: Bắt bóng bị lọt về phía sau.

+ Cách sửa sai 2: Cự ly 2 ngón cái thu hẹp lại, 2 bàn tay hướng về phía bóng tới, 2 khuỷu tay khép vào thân.

Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay

Đặc điểm

Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay được sử dụng khi thi đấu hay chơi bóng rổ. Nhằm bắt những quả bóng xa thân người mà 2 tay không bắt được phải dùng 1 tay. Đây là kỹ thuật bắt bóng ở phạm vi rộng hơn so với cách bắt bóng bằng 2 tay nhưng khó và không chắc chắn.

Khi thực hiện động tác, cần tích cực đưa tay ra đón bóng rổ. Bàn tay và các ngón tay không giữ căng, hướng về phía bóng rổ tới. Khi bóng rổ vừa chạm các ngón tay thì đưa tay ra sau xuống thấp dùng lực hoãn xung của cổ tay và các ngón tay giữ bóng rổ lại, (dường như tiếp tục chuyển động theo đường bay của bóng rổ) đòng thời quay người một chút về phía tay kỹ thuật bắt bóng rổ để hỗ trợ cho động tác này.

Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay

Cách thực hiện

Để thực hiện kỹ thuật bắt bóng rổ bằng 1 tay tốt thì các bạn cần có một tư thế chuẩn qua các bước sau:

– Bước 1 – Tư thế bắt bóng bằng 1 tay

Đứng 1 chân trước 1 chân sau

Khoảng cách 2 chân rộng bằng vai

Gối khụy và thân người qua về hướng bóng đến

– Bước 2 – Động tác bắt bóng bằng 1 tay

Chủ động đưa tay ra đón bóng

Bàn tay và các ngón tay thoải mái hướng về phía bóng tới

Khi bóng chạm tới các ngón tay thì đưa tay ra sau xuống thấp

Dùng cổ tay hoãn xung và dùng các ngón tay giữ bóng lại

Sau khi bắt được bóng thì người hơi quay về phía bắt bóng và chuyển động theo hướng bay của bóng

– Bước 3 – Kết thúc bắt bóng

Giữ bóng bằng 1 tay, sau đó giữ chặt bóng bằng 2 tay để sẵn sàng thực động tác tiếp theo

Bắt bóng bằng 1 tay là kỹ thuật bóng rổ nâng cao. Nên các bạn cần tập luyện chăm chỉ dưới sự hướng dẫn của thầy cô HLV bóng rổ.

Những sai lầm

– Sai lầm 1: Cầu thủ bắt bóng hay bị rơi bóng xuống đất hoặc bật ra khỏi tay

+ Cách sửa sai 1: Khi bóng chạm vào tay thì nhanh chóng xoay cổ tay. Theo quán tính phải kéo bóng và chủ động giữ bóng thật nhanh.

– Sai lầm 2: Khi kéo bóng xuống thấp thường bị rơi mất bóng. Và ảnh hưởng đến các động tác tiếp theo.

+ Cách sửa sai 2: Khi bắt đưa về vị trí xuống thấp thì phải xoay cổ tay – cánh tay cùng với cẳng tay cho tới khi kéo bóng tới vị trí trước ngực.

Kết thúc bài học “kỹ thuật bắt bóng trong bóng rổ” nằm trong Giáo trình dạy bóng rổ của cae.com.vn. Chúng tôi hy vọng qua bài học các em học viên và các bạn chơi bóng rổ biết cách bắt bóng rổ bằng 1 tay và 2 tay. Để thực hiện các động tác tiếp theo một cách tốt nhất.

Nguồn: trungtamthethaotuoitre.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *